Các quý cô nổi tiếng với phong cách ăn mặc đẹp mắt và thịnh hành được biết đến với tên gọi “fashionista” thì “fashionisto” chính là những chàng trai sành điệu. Có lẽ chúng ta thường bắt gặp phái nữ hòa theo xu hướng và chăm chút ngoại hình hơn phái nam. Nhưng thực tế đang phản ánh rằng nam giới ngày càng quan tâm và hiểu biết về thời trang hơn. Có thể nói đây là một xu thế tất yếu trong sự phát triển không ngừng của xã hội. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn những điểm đặc biệt của fashionisto thuộc 7 quốc gia được đánh giá là thời thượng nhất.
Hàn Quốc – “Kinh đô thời trang châu Á”
Có rất nhiều quốc gia trên thế giới trở thành điểm xuất phát của các xu hướng thời trang, đối với thế giới đó là các kinh đô thời trang như Paris hay Roma. Tuy nhiên, đối với các nước Á đông, lại có những kinh đô cho riêng mình như Hàn Quốc. Phong cách thời trang xứ sở kim chi không chỉ chiếm ưu thế trong giới nữ. Mà còn là trào lưu của phái mạnh. Đây cũng là nơi sản sinh ra những fashion icon có sức ảnh hưởng tầm cỡ thế giới. Điển hình như G-Dragon. Nhìn chung, fashionisto Hàn thích diện những món đồ tôn dáng. Mà đặc trưng nhất chính là quần skinny. Cũng chính vì điểm này mà không ít đánh giá cho rằng giới fashionisto Hàn hơi… Thiếu nam tính.
Với khí hậu lạnh, fashionisto Hàn thích diện đồ nhiều tầng tầng lớp lớp. Không ngại sử dụng nhiều họa tiết và chất liệu trên cùng một bộ trang phục. Họ cũng có xu hướng tìm đến những món đồ có thiết kế lạ mắt. Hay cách phối đồ phá vỡ chuẩn mực thông thường.
Ý – Xứ sở của những tuần lễ thời trang
Nếu như các Tuần lễ thời trang trên thế giới thường đề cao tính xu hướng và sự sành điệu, ấn tượng thì giới fashionisto tại Ý lại có một cái nhìn sâu hơn về các bộ trang phục quý ông: truyền thống, cổ điển, lịch lãm và chỉn chu. Loại trang phục được giới fashionisto Ý ưa chuộng nhất là suit. Ấn tượng đầu tiên về suit có thể là nhàm chán hay cứng nhắc, nhưng đối với các fashionisto Ý thì 1001 những bộ suit cổ điển, tưởng chừng hao hao nhau nhưng thực chất lại khác biệt rành rọt về kiểu dáng, màu sắc hay họa tiết.
Điểm tạo nên sự khác biệt chính là phụ kiện đi kèm. Fashionisto Ý bảnh bao và đỏm dáng, họ khéo léo ứng dụng từ kính râm, đồng hồ, mũ, vòng, giày, cavat, khăn cài áo… để tạo nên sự khác biệt cho mình. Tuy có khá nhiều chi tiết trên cùng một bộ trang phục nhưng giới fashionisto Ý chưa bao giờ khiến người đối diện cảm thấy hoa mắt hay đánh giá họ là những quý ông “tắc kè”.
Anh – Vùng đất của các quý ông lịch lãm
Thoạt nhìn thì fashionisto của xứ sở sương mù có nhiều điểm hao hao fashion Ý: cổ điển; lịch lãm; nam tính; chải chuốt… Nhưng điểm khác biệt rõ nét nhất là, họ không quá bóng bẩy như đàn ông xứ Ý. Cũng phong cách layer quen thuộc nhưng fashionisto Anh lại tôn sùng những chiếc áo khoác dáng dài (trench-coat); suit trơn màu hay kẻ sọc đầy cổ điển. Nhìn chung thì, thường là những tông màu tối. Cách phục sức đơn giản nhưng sang trọng của đàn ông Anh cũng phần nào thể hiện những đức tính nổi tiếng của họ: cần mẫn, truyền thống và cương nghị.
Pháp – Thực thể hóa sự lãng mạn
Người Pháp và thời trang, thật chẳng có gì đáng bàn cãi vì mọi đường nét nhỏ nhất trên bộ trang phục kết hợp lại với nhau làm nên một tổng thể hấp dẫn khó cưỡng. Hãy thử tưởng tượng một anh chàng người Pháp trong chiếc quần âu và áo sơ mi trắng bước đi lãng đãng qua những góc phố treo đầy giỏ hoa; hay một anh chàng cổ điển trong bộ suit màu trầm ôm chiếc mũ fedora vào lòng, bước đi dưới ráng chiều sông Seine có thể hạ gục trái tim mọi cô gái.
Fashionista hay fashionisto Pháp đều sành cách mặc sao cho đơn giản nhưng tinh tế đến vô cùng. Trang phục của các fashionisto Pháp không hấp dẫn đến choáng ngợp ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nhưng càng ngắm, bạn sẽ càng thấy mê mẩn. Các lãng tử Pháp rất sành điệu, đúng mốt nhưng chỉ áp dụng xu hướng như một điểm nhấn nhỏ trên trang phục.
Mỹ – Phóng khoáng và hoang dại
Phái mạnh của đất nước có nhịp sống nhanh nhất thế giới yêu chuộng những trang phục phóng khoáng, cá tính và mang đậm chất bụi bặm của đường phố. Bạn sẽ thấy nhiều kiểu ăn mặc lạ đời của fashionisto Mỹ. Nhưng điều đó lại chẳng hề làm giảm độ nam tính của họ. Họ thích những gì đúng mốt, phô trương tối đa cá tính người mặc. Không ngại sử dụng những phụ kiện ấn tượng như nữ giới.
Thụy Điển – Cái nôi thời trang tối giản
Nhắc đến những đất nước có phong cách thời trang nam đỉnh nhất thì không thể không kể đến Stockholm – thủ đô của Thụy Điển. Là một thành phố kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại. Phong cách thời trang của đất nước này cũng mang đậm phong cách tối giản, cổ điện đặc trưng của người trong khu vực Bắc Âu.
Gu thời trang của các quý ông Thụy Điển khá đơn giản. Họ ưa chuộng những bộ trang phục nhẹ nhàng nhưng vẫn nam tính và quyến rũ. Họ thường yêu thích những tone màu trầm tính. Mặc dù chị em không ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên nhưng sẽ cảm nhận được sự chín chắn, đáng tin cậy.
Úc – Phong vị thời trang độc đáo
Nếu như bạn biết đến Paris, Milan ở châu Âu thì châu Úc có Melbourne – thành phố lớn thứ hai của đất nước này. Đây cũng là nơi khởi đầu của những nguồn cảm hứng cho các nhà thiết kế nổi tiếng. Melbourne có thời tiết khá lạ với 4 mùa trong cùng một ngày. Nếu như bạn thấy một người đàn ông khoác áo dày bên ngoài. Nhưng chỉ kiện áo sơ mi mỏng bên trong thì đừng lấy làm lạ nhé. Có khi buổi sáng thời tiết đang nóng nực nhưng tới chiều nhiệt độ giảm xuống dưới 10 độ khá lạnh buốt.
Những cũng vì thế mà phong cách thời trang nam Australia cũng trở nên cuốn hút với đủ màu sắc độc đáo. Nam giới ở Úc rất yêu thích những chiếc áo khoác dáng dài. Bên trong là blazer hoặc áo sơ mi. Họ thường kết hợp với giày tây hoặc giày lười tạo nên một vẻ bề ngoài hoàn hảo. Nếu như bạn yêu thích phong cách thời trang đơn giản mà cá tính này, hãy thử áp dụng ngay khi dạo phố vào mùa đông quả là ý tưởng không tồi chút nào.