Rụng tóc hiện đang là một trong những tình trạng sức khỏe rất phổ biến. Không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng sẽ gặp phải vấn đề này. Cho nên chúng thường không được nhiều người bận tâm. Nhiều bậc phụ huynh đã từng lầm tưởng tình trạng rụng tóc ở trẻ nhỏ là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên thực tế thì không phải lúc nào cũng như vậy. Có thể mỗi em bé sẽ có sự phát triển tóc khác nhau. Nhưng tất cả đều sẽ không rơi vào tình trạng tóc rụng quá mức. Thậm chí tình trạng này có thể dẫn đến hói đầu ở một vài trẻ nhỏ.
Nguyên nhân xảy ra tình trạng rụng tóc ở trẻ nhỏ
Sự sụt giảm hormon ngay khi bé chào đời có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng rụng tóc ở trẻ nhỏ. Rụng tóc ở trẻ sơ sinh là vấn đề hoàn toàn bình thường. Rụng tóc vành khăn trong suốt 6 tháng đầu đời – được gọi là rụng tóc kiểu TE (Telogen Effluvium. Tóc rụng trong giai đoạn các nang tóc ở pha nghỉ ngơi). Sau đó tóc sẽ phát triển khỏe mạnh. Khi căng thẳng, sốt hoặc có thay đổi nội tiết tố, một số lượng lớn các sợi tóc sẽ ngừng phát triển cùng lúc. Đồng thời việc rụng tóc sẽ bắt đầu cho tới khi đến giai đoạn phát triển tóc vào 3 tháng sau đó.
Tư thế nằm ngủ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự rụng tóc của trẻ. Đó cũng là nguyên nhân rụng tóc ở các bà mẹ sau khi sinh. Nếu bé chỉ nằm ở một tư thế (chẳng hạn chỉ nằm ngửa) thì tóc ở khu vực gáy có thể rụng nhiều hơn. Tóc cũng có thể rụng thành mảng nếu bé hay ngọ ngoạy, cọ đầu vào đệm.
Nên làm gì để khắc phục tình trạng rụng tóc cho bé?
Đối với rụng tóc do thay đổi hormon, cha mẹ không thể làm gì khác ngoài đợi tóc mới mọc lên. Với rụng tóc do tư thế nằm, nên đặt bé ngủ ở những tư thế khác nhau. Chẳng hạn đêm đầu tiên nằm ngửa, đêm sau nghiêng trái, đêm sau nữa nghiêng phải. Cần tăng cường thời gian cho bé nằm sấp (lúc tỉnh và bụng đói). Nên tạo thói quen này ngay từ khi mới sinh, tốt nhất là sau khi rốn rụng. Có thể bắt đầu từ 1-2 phút mỗi lần. Sau đó tăng dần thời gian theo lứa tuổi. Ngoài việc tạo điều kiện cho gáy được nghỉ ngơi, tư thế nằm sấp giúp trẻ phát triển vận động tốt hơn.
Sau 6 tháng, các bé bắt đầu tự điều chỉnh tư thế ngủ, không nằm ở một tư thế trong suốt đêm nữa. Cho nên rụng tóc do tư thế nằm không còn phổ biến. Sử dụng dầu dừa, giúp ngăn gàu, giúp tóc phát triển do trong dầu dừa có các loại acid béo khác nhau. Tránh sử dụng các hoá chất lên tóc, lựa chọn loại dầu gội cho con. Xoa bóp, massage da đầu cho trẻ giúp lưu thông mạch máu tăng cường sự phát triển của tóc.
Tình trạng rụng tóc như thế nào thì nên đi khám bác sĩ?
Nếu trẻ dưới 9 tháng tuổi có những nguyên nhân của rụng tóc do bệnh lý. Mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế địa phương; hoặc đến gặp bác sĩ da liễu để được điều trị rụng tóc. Nhằm tránh những biến chứng ảnh hưởng đến khả năng mọc tóc sau này của trẻ.
Cần đưa bé đi khám để phát hiện kịp thời các bệnh tiềm ẩn nếu: Da đầu tại vùng hói có biểu hiện bất thường. Ví dụ da đỏ, bong vảy… Những đốm hói nhỏ đi kèm hiện tượng này có thể là dấu hiệu của bệnh nấm bẩm sinh. Điển hình như bệnh ecpet mảng tròn (ringworm). Tình trạng rụng tóc không cải thiện sau 6 tháng. Một số bệnh lý như thiểu năng tuyến giáp, thiểu năng tuyến yên thường gây rụng tóc cả đầu chứ không phải từng mảng.
Chu kỳ mọc tóc ở trẻ nhỏ
Thời gian mọc tóc mới cũng dao động nhưng thông thường tới 1 tuổi, đa số các bé đã có đủ tóc. Lúc này, tóc của bé có thể hoàn toàn khác về màu sắc và độ cứng so với tóc khi chào đời.
Tóc trải qua 2 giai đoạn chính:
– Giai đoạn tăng trưởng (mọc tóc) kéo dài khoảng 3 năm.
– Giai đoạn nghỉ ngơi (hay rụng tóc) kéo dài 3 tháng (tuy nhiên, thời gian này có thể dao động từ 1-6 tháng).
Trong giai đoạn nghỉ ngơi, sợi tóc vẫn nằm trong nang tóc cho tới khi tóc mới bắt đầu mọc. Tại bất cứ thời điểm nào, khoảng 5-15% tóc trên da đầu thường ở thời kỳ nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi gặp stress, sốt cao hay có thay đổi hormon thì một lượng lớn tóc có thể ngừng phát triển ngay lập tức. Khi đó tóc chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi. Sau 3 tháng, khi tóc bước vào giai đoạn phát triển mới, tóc cũ mới bắt đầu rụng.