Theo thống kê, trên toàn thế giới có đến 55% trẻ em từng rơi vào tình trạng biếng ăn chậm lớn. Dĩ nhiên việc biếng ăn của trẻ sẽ luôn là vấn đề khiến nhiều bố mẹ phải đau đầu. Bởi vì khi trẻ biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sức khỏe mà còn gây ra những tâm lý sợ hãi, chống đối khi được ăn. Lâu ngày nếu tình trạng này không được khắc phục thì khi lớn lên có thể gây ra những căn bệnh cho trẻ. Vậy đâu là những sai lầm phổ biến khiến trẻ rơi vào tình trạng này và cách khắc phục hiệu quả.
Những sai lầm phổ biến khiến trẻ biếng ăn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và tâm lý, việc lấy bánh kẹo ra dụ con. Hay cho con ăn nhiều đồ ăn vặt, hoặc ép con ăn… đều là những sai lầm khi chăm con của bố mẹ. Và chính những sai lầm này đã khiến trẻ biếng ăn lại càng lười ăn hơn. Thậm chí là bé sẽ dần ghét món ăn đó.
Thường xuyên ép con ăn
Bố mẹ càng ép con ăn bao nhiêu thì con sẽ càng biếng ăn bấy nhiêu. Không chỉ vậy, sau này khi đã lớn lên, trẻ vẫn sẽ có cảm giác sợ đối với các loại thực phẩm mà hồi nhỏ bị ép ăn. Ngoài ra, bố mẹ nên nhớ rằng dạ dày của trẻ em có thể tích nhỏ. Do đó, bố mẹ nên lấy cho con một lượng thức ăn vừa đủ với nhu cầu của con. Như vậy, trẻ sẽ không có cảm giác sợ hãi khi nhìn thấy phần ăn của mình, còn bố mẹ không bị ức chế nếu con ăn bỏ thừa nhiều.
Dự trữ đồ ăn vặt ưa thích của con
Hầu như bố mẹ nào cũng giữ trong nhà những món “bảo bối” để đưa ra mỗi khi con ăn vạ. Đó là những đồ ăn vặt ưa thích của con như bánh ngọt, kẹo, sô cô la, nước ngọt… Song, bà Harriet Worobey – Giám đốc Khoa Dinh dưỡng Mầm non thuộc trường Đại học Rutgers (Mỹ), nói rằng điều này khiến trẻ ăn vặt no rồi nên sẽ không thèm ăn bữa chính nữa. Cách tốt nhất bố mẹ cần làm là chỉ nên dự trữ những món ăn vặt có lợi cho sức khỏe như: trái cây, sữa chua, hoa quả sấy, phô mai, các loại hạt và đậu…
Thói quen vừa ăn vừa chơi
Nhiều gia đình Việt thường có thói quen “dụ” trẻ ăn bằng mọi cách như đưa trẻ đi ăn rong, xem điện thoại, chơi đồ chơi… Điều này sẽ khiến trẻ ăn một cách thụ động, không cảm nhận được mùi vị thức ăn. Hơn nữa, khi đó, trẻ sẽ không tập trung, khiến thời gian bữa ăn lại càng kéo dài hơn.
Trẻ không cảm giác đói
Luôn sợ con đói là tâm lý của rất nhiều bà mẹ hiện nay. Tuy nhiên, lượng thức ăn mỗi bữa nhiều hơn nhu cầu dinh dưỡng, thời gian giữa các bữa gần nhau sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải. Khi đó, trẻ luôn có cảm giác no, không thèm ăn và ăn không ngon miệng.
Mẹo hay giúp mẹ khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn
Biếng ăn ở trẻ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Điển hình như suy dinh dưỡng, bị chậm phát triển. Thậm chí dễ mắc các bệnh mãn tính, tư duy trí tuệ bị kém so với bạn bè cùng tuổi…Ngay từ bây giờ các bậc cha mẹ cần phải thay đổi thói quen chăm sóc trẻ
Chia nhỏ khẩu phần ăn
Mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần ăn của bé và tăng lên khoảng 5 – 6 bữa trong ngày. Đồng thời mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm bữa tối trước khi đi ngủ. Điều này không những giúp trẻ dễ ăn hơn. Ngoài ra còn dễ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, ngăn tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em.
Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ
Ngoài những biện pháp tự nhiên thì cha mẹ nên bổ sung trực tiếp các lợi khuẩn từ các sản phẩm men vi sinh. Việc này giúp cho hệ tiêu hóa của bé được cải thiện và phục hồi nhanh hơn.
Tập cho bé ăn trong một thời gian nhất định, hình thành thói quen tập vào viêc ăn uống. Các bậc cha mẹ cũng nên cải thiện bữa ăn cho trẻ ngay từ khi bé băt đầu tập ăn dặm. Các bữa ăn của bé nên được chú trọng, chia đều hàm lượng các chất dinh dưỡng. Nên tập thói quen ăn đầy đủ rau thịt cho bé từ khi bắt đầu. Vì để hệ tiêu hóa của bé thích nghi kịp thời với các chất dinh dưỡng.