Thực tế bất kỳ một người làm cha làm mẹ đều cảm thấy việc nuôi dạy con chưa bao giờ là dễ dàng. Cha mẹ nào cũng mong muốn có thể dạy con thành tài, trở thành những người có ích cho xã hội và hiếu thảo với gia đình. Tuy nhiên theo khảo sát cho thấy hơn 80% các bậc phụ huynh đều vô tình mắc phải những sai lầm khi dạy con mà không hề hay biết. Chính những điều này càng khiến việc dạy con của họ gặp nhiều khó khăn. Nhưng dĩ nhiên là kết quả nhận được hoàn toàn trái với mong đợi.
Top 5 sai lầm khi dạy con mà bố mẹ nên tránh
Trước những yêu cầu bức thiết về trình độ ngoại ngữ trong xã hội hiện nay. Các bậc cha mẹ đang đứng trước sức ép giáo dục không hề nhỏ. Cũng chính vì vậy nhiều người đã “cắm đầu cắm cổ” cùng con chạy đua với ngoại ngữ mà không hề hay biết mình có thể vấp phải những sai lầm. Có những sai lầm khi dạy con ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ một cách lâu dài. Nhưng chính bố mẹ cũng không lường tới. Nếu thấy mình từng áp dụng những điều dưới đây, đã đến lúc bạn cần thay đổi.
Vận động thể thao với tần suất cao
Hầu hết các chuyên gia sức khỏe đều khuyên rằng trẻ từ 2 tuổi trở lên nên vận động vừa phải, nhẹ nhàng ít nhất 60 phút mỗi ngày. Với những hoạt động hay bài tập vận động “dài hơi” hơn. Các bé cần dành thời gian ưu tiên một chút để thực hiện, trung bình khoảng 90 phút/ngày. Vận động cơ thể, tham gia các môn thể thao là tốt cho trẻ. Nhưng bắt con phải tập luyện kiểu vắt kiệt sức với kỳ vọng trẻ sẽ trở thành người chiến thắng trong tất cả các trận đấu. Vì sẽ chỉ khiến con luôn căng thẳng và sợ thất bại, cả hiện tại lẫn lúc trưởng thành.
Kỳ vọng quá mức ở trẻ
Sự kỳ vọng của cha mẹ với con cái giống như một con dao hai lưỡi. Nếu có chừng mực, đó sẽ là nguồn động lực để con cố gắng. Ngược lại, kỳ vọng quá mức sẽ khiến con trẻ sẽ không còn muốn nỗ lực nữa. Vì chúng tin rằng mình chẳng bao giờ làm được. Đây là kiểu phụ huynh sĩ diện luôn muốn con thực hiện mọi việc tốt nhất. Họ coi mọi thành tích con đạt được là điều đương nhiên. Họ sẵn sàng tỏ thái độ chê bai con nếu không được như kỳ vọng. Những lời chê bai như vậy sẽ hủy hoại tương lai trẻ. Thậm chí khiến chúng nghĩ rằng mình luôn làm cha mẹ thất vọng.
Không để trẻ tự trả lời vấn đề của mình
Khi đứa trẻ được hỏi “Ồ, tên của cháu là gì?” và cha mẹ muốn trả lời “Cháu là Mi”. Câu trả lời này sẽ không vấn đề gì nếu trẻ chưa biết nói, nhưng cha mẹ không nên trả lời thay con khi đứa trẻ đã biết nói. Thực tế như thói quen, bố mẹ thường trả lời thay con ngay cả khi con đã là thiếu niên và ở khắp mọi nơi, trong các cửa hàng, ở nhà và ở những nơi khác.
Và cuối cùng chúng ta nhận được gì? Chúng ta đã tước đi cơ hội của những đứa trẻ để trả lời câu hỏi cho chính chúng. Bố mẹ chỉ nên đưa ra gợi ý cho một đứa trẻ về những gì cần nói nếu chúng yêu cầu. Nhưng chắc chắn không bao giờ nên nói thay chúng.
Dành những lời khen ngợi quá nhiều
Hoàn toàn không có gì sai khi thỉnh thoảng bố mẹ có thể dành những lời khen ngợi cho con mỗi khi bé làm việc tốt. Tuy nhiên, hãy làm điều đó một cách tỉnh táo và hợp lý nhất, như vậy sẽ khuyến khích con tiếp tục thực hiện hành vi tốt và không khiến chúng có những suy nghĩ sai lệch về những gì nên làm.
Một cách để tránh sai lầm này ở trẻ là bố mẹ khen ngợi con chỉ tập trung vào quá trình đưa chúng đến việc đạt được hành động tốt đó. Nhưng không phải khen kết quả của quá trình đó. Ví dụ, khi con cố gắng giúp bố mẹ làm việc nhà, bố mẹ có thể khen theo cách này: Bố/ mẹ thích cách con cố gắng hết sức để giúp bố/ mẹ hoàn thành công việc. Ngay cả khi kết quả không lý tưởng như mong đợi, bố mẹ vẫn cần công nhận nỗ lực của con, điều này sẽ khuyến khích bé tiếp tục hành động như vậy.
Ép con học quá nhiều
Không khó để bắt gặp hình ảnh trẻ em cắp sách đi học từ mờ sáng đến tận tối mịt ở nhiều thành phố lớn. Phần đông các em, khi tan trường sau những giờ học chính thức, lại cặm cụi vào luyện ngoại ngữ ở các trung tâm. Thời gian nghỉ ngơi của trẻ vì thế mà trở nên eo hẹp. Nhiều em về nhà chỉ còn biết đến giường ngủ vì quá mệt. Đó là tình trạng mà rất nhiều cha mẹ gượng ép chấp nhận. Vì nghĩ rằng đó là điều tất yếu để con được thành công trong tương lai.
Tuy nhiên, với lịch học dày đặc và cường độ hoạt động quá tải như vậy, trẻ không những phải đối diện với nguy cơ suy giảm thể lực. Thậm chí còn ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập cũng như sự phát triển tâm lý.