Thực đơn ăn dặm của trẻ trong một ngày bạn không thể bỏ qua

Khi trẻ 6 tháng tuổi, sữa mẹ đã không còn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con và ăn dặm là một trong những cách tốt nhất giúp bé hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, tuy theo vào thể trạng của trẻ mà ba mẹ nên cần có sự tư vấn từ bác sĩ để biết được trẻ ăn dặm mấy bữa trên một ngày là hợp lý. Vì giai đoạn ăn dặm là một giai đoạn hết sức quan trọng nó đánh dấu sự phát triển của bé. Vì thế mà việc sắp xếp bảng thời gian ăn dặm trong một ngày khoa học, hợp lý đóng vai trò không nhỏ trong sự phát triển của trẻ. Hãy cùng jshopusa tham khảo lịch ăn dặm dưới đây để các mẹ yên tâm chuẩn bị hành trình ăn dặm cho bé nhé!

Những dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn dặm

Những dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn dặm
Những dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn dặm

Ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn đều có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Cụ thể như sau:

Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm

Các chuyên gia cho biết, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Nếu cho bé ăn dặm quá sớm sẽ khiến trẻ không muốn bú sữa mẹ và vì thế không thể tận dụng được nguồn dinh dưỡng tuyệt vời này. Hơn nữa, ăn dặm khi trẻ còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dẫn đến tình trạng bé dễ bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm độc, nhiễm trùng,… thậm chí dẫn đến suy dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, khi cho trẻ ăn những thực phẩm như ngũ cốc, rau củ quá sớm,… thì khả năng hấp thu sắt của trẻ khi bú sữa mẹ sẽ bị hạn chế nhiều. Lâu dần có thể dẫn tới thiếu máu do thiếu sắt.

Một số nghiên cứu còn cho thấy, ăn dặm quá sớm khiến trẻ bị tăng nguy cơ mắc những bệnh về huyết áp, bệnh béo phì hay nguy cơ dị ứng với thức ăn,…

Nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn

Càng lớn, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ càng tăng. Sau 6 tháng tuổi, mẹ cần lưu ý rằng, sữa mẹ không nên là nguồn dinh dưỡng duy nhất của trẻ và sữa mẹ cũng không thể đáp ứng được đầy đủ dinh dưỡng của trẻ.

Nếu mẹ cho con ăn dặm quá muộn thì rất dễ dẫn đến nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng ở trẻ. Cũng chính vì điều này, trẻ sẽ chậm lớn hoặc hệ miễn dịch kém và có nguy cơ cao mắc phải những bệnh nhiễm trùng.

Thời điểm ăn dặm hợp lý

Thông thường, thời điểm ăn dặm hợp lý ở trẻ là từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể nhận biết một số dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn dặm như sau:

  • Bé đã có thể kiểm soát đầu và cổ tốt, bé có thể tự ngồi thẳng hoặc ngồi thẳng được khi có sự hỗ trợ của ghế ăn dặm.
  • Mẹ quan sát sẽ thấy bé thể hiện rất rõ sự hứng thú với đồ ăn, bé luôn tò mò, khám phá những bát, đĩa đồ ăn đang để ở trước mặt.
  • Bé tự tay với đồ ăn mà không cần có sự thúc giục của ai, đây là hành động có chủ đích và độc lập.
  • Khi cho bé ăn, bé luôn háo hức há miệng và tiếp nhận đồ ăn một cách vui vẻ.

Thực phẩm ăn dặm cho trẻ và một số lưu ý về cách chế biến dành cho các mẹ

Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, mẹ không nên cắt hoàn toàn sữa mẹ mà vẫn nên cho trẻ ăn sữa mẹ kết hợp với ăn dặm. Càng về sau thì có thể tăng dần số bữa và lượng thực phẩm ăn dặm lên. Mẹ cần đảm bảo cung cấp cho trẻ 4 nhóm thực phẩm dinh dưỡng chủ yếu như sau:

Nhóm chất bột đường

Nhóm thực phẩm này cung cấp năng lượng cho trẻ. Mẹ có thể lựa chọn các món cháo, bột yến mạch, khi trẻ lớn hơn có thể lựa chọn súp khoai tây thịt bò, phở,… Nên thay đổi chế độ ăn để tránh trường hợp trẻ bị chán ăn.

Nhóm thực phẩm chất đạm

Nhóm thực phẩm chất đạm
Kết hợp giữa đạm thực vật và đạm động vật chính là cách giúp bé phát triển tốt nhất.

Đây là dưỡng chất quan trọng giúp bé phát triển tốt. Một số thực phẩm có chứa nhiều đạm như thịt bò, cá, cua, tôm, trứng gà,… hay một số nguồn chất đạm từ thực vật như các loại đỗ,… Không nên lạm dụng mà cho trẻ ăn quá nhiều thịt vì nó có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ. Kết hợp giữa đạm thực vật và đạm động vật chính là cách giúp bé phát triển tốt nhất.

Nhóm rau củ và trái cây

Nhóm thực phẩm này giúp cung cấp vitamin, chất xơ; khoáng chất cho trẻ, có thể kể đến như nước cam, xoài, chuối tiêu,… Mẹ không nên lưu trữ rau củ quá lâu. Để gây mất dinh dưỡng trong thực phẩm và nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Nhóm chất béo

Giúp trẻ cung cấp năng lượng và nó còn giống như dung môi giúp cho các vitamin A, D, E, K,… hấp thu vào cơ thể một cách tốt nhất.

Một số lưu ý khi mẹ chế biến món ăn:

  • Không nên cho trẻ ăn quá đậm vì có thể khiến thận của bé quá tải; gây ra một số vấn đề về thận.

  • Nguyên liệu chế biến cần phải an toàn sạch sẽ; mẹ cần lưu ý rửa tay sạch sẽ trước khi ăn. Mẹ cần lưu ý gỡ cá tôm cho con thật kỹ để tránh hiện tượng hóc xương,…

Số bữa ăn dặm trong ngày dành cho trẻ

Mẹ nên cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ số lượng ít đến nhiều. Ban đầu, bé có thể chỉ ăn 1 đến 2 thìa thức ăn. Nhưng nếu thấy tâm trạng của bé hào hức thì những bữa ăn sau; mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn, đến khi bé ăn đạt 50 đến 100ml mỗi lần.

Không chỉ lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn mà số bữa của trẻ cũng nên được tăng dần. Ban đầu mẹ có thể chỉ cho con ăn một bữa/một ngày nhưng sau đó, cứ khoảng 2 tháng; mẹ lại có thể tăng thêm, cho đến khi bé ăn được khoảng 3 bữa/ngày.

Phần lớn các trường hợp trẻ nhỏ khi đã ăn dặm sẽ bú sữa mẹ; hoặc uống sữa công thức ít hơn. Tuy nhiên, những trẻ dưới một tuổi vẫn luôn cần sữa mẹ. Chính vì thế, mẹ nên kết hợp dinh dưỡng cân bằng giữa sữa mẹ; và ăn dặm để đảm bảo trẻ luôn khỏe mạnh, phát triển tốt.

Gợi ý lịch ăn dặm của bé 6 tháng tuổi

Gợi ý lịch ăn dặm của bé 6 tháng tuổi
Lịch ăn dặm của bé 6 tháng tuổi

Để đảm bảo được lượng dinh dưỡng và năng lượng cần có mỗi ngày cho bé. Bữa ăn mỗi ngày của trẻ có tần suất 4 – 6 bữa. Trong đó, trẻ sẽ cần 3 -4 bữa chính và 1-2 bữa phụ. Song song đó, mẹ cần cho cho bé duy trì bú sữa mẹ theo nhu cầu trẻ. Ba mẹ hãy cùng tham khảo lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi dưới đây nhé!

Lịch ăn dặm gợi ý:
  • Bữa sáng: Bột ăn dặm hoặc cháo thịt/cá.
  • Bữa phụ: Phô-mai/nước ép trái cây/sữa chua.
  • Bữa trưa: Bột ăn dặm hoặc cháo rau củ.
  • Bữa phụ: Hoa quả nghiền/rau củ nghiền/nước ép trái cây.
  • Bữa tối: Bột ăn dặm hoặc cháo thịt cá kết hợp rau củ.

Kết luận

Trên đây là những lưu ý cho mẹ để mẹ xác định chính xác số bữa ăn dặm trong ngày của trẻ. Mẹ cần nhận biết, bé gặp một số dấu hiệu bất thường như tình trạng đầy hơi; chướng bụng, xuất hiện tình trạng nổi ban đỏ li ti ở mặt, chảy nước mũi, chảy nước mắt; phân của trẻ lỏng, trẻ bị ban đỏ quanh hậu môn, trẻ thường xuyên quấy khóc, hay nôn hay trớ,… Đây là những biểu hiện mà cần đặc biệt chú ý.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *