Dịch Covid – 19 không chỉ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe mà còn đem đến những tác hại tâm lý nặng nề. Nhất là ở trẻ nhỏ, vì đây là đối tượng dễ bị tổn thương bởi những tác động của cuộc sống. Theo một cuộc khảo sát qua mạng cho thấy hơn 85% trẻ em đều xuất hiện những triệu chứng lo âu, rối loạn cảm xúc trong giai đoạn này. Vậy các bậc phụ huynh nên làm gì để có thể hạn chế được tình trạng trầm cảm ở trẻ nhỏ trong bối cảnh mùa dịch Covid – 19 đang diễn biến theo chiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống.
Tình trạng trầm cảm ở trẻ nhỏ trong mùa dịch Covid – 19
Việc ở nhà lâu ngày trong mùa dịch không được tiếp xúc, giao lưu với bạn bè, thầy cô có thể làm gia tăng chứng rối loạn, trầm cảm ở trẻ nhỏ. Theo chia sẻ của GS.TS Cao Tiến Đức – Nguyên Chủ nhiệm Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 cho biết: Đại dịch Covid -19 chính là một sang chấn nghiêm trọng tác động đến tâm lý con người. Chúng khiến người ta dễ mắc các rối loạn về tâm thần. Điển hình như trầm cảm, lo âu, rối loạn căng thẳng.
Trong nghiên cứu của GS. Cao Tiến Đức và cộng sự tại khu cách ly, các đối tượng cách ly, những người phục vụ, người dân trong cộng đồng bị phong tỏa… cho thấy phản ứng tâm lý của họ rất mạnh. Người già, phụ nữ, trẻ em, người có trình độ học vấn thấp. Vì đây là những đối tượng dễ bị tác động tâm lý. Do đó dễ mắc các rối loạn về tâm thần ở con người. Nhất là với trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên.
Vì sao tỷ lệ trầm cảm ở trẻ nhỏ gia tăng?
Covid-19 gây lo âu, sợ hãi, căng thẳng: Đại dịch Covid-19 đối với người bệnh cũng như đối với cộng đồng. Chúng gây ảnh hưởng tâm lý lo lắng, sợ hãi rằng mình có thể bị mắc bệnh, khi mắc bệnh nặng có nguy cơ tử vong. Nhất là ở những người cao tuổi, người có bệnh mạn tính… Những trẻ em đi cách ly, không được gần bố mẹ; những người trong gia đình mắc bệnh; sự kỳ thị của mọi người đối với những gia đình có người mắc; hay trường hợp những người bị mất mát người thân vì dịch bệnh… Đó là những chấn thương tâm lý rất nghiêm trọng.
Giãn cách xã hội không tiếp xúc giao lưu: Dịch bệnh Covid-19 khiến hầu như các ngành nghề sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ. Điều này gây ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, chính việc cách ly tại nhà không được giao tiếp với nhiều người xung quanh, khiến mọi người; nhất là trẻ nhỏ vốn đã hiếu động thích chay nhảy cảm thấy bí bách, khó chịu, bức xúc. Vì trẻ sẽ không được thư giãn, sự căng thẳng, u uất kéo dài. Cho nên đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ stress, lo âu, trầm cảm, mất ngủ gia tăng nhiều hơn.
Cách giúp hạn chế trầm cảm ở trẻ nhỏ trong dịch Covid-19
Dịch bệnh không chỉ đặt trẻ em đứng trước nguy cơ bị lây nhiễm COVID-19 mà còn khiến nhiều trẻ trên khắp thế giới. Trẻ em dễ rơi vào tình trạng lo lắng, trầm cảm, nghiện màn hình; rối loạn giấc ngủ và ăn uống do giãn cách xã hội kéo dài. Vì vậy thực tế trẻ em rất dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch COVID-19. Việc học trực tuyến kéo dài, hoạt động ngoài trời bị hạn chế đang đẩy các em dành nhiều thời gian hơn bao giờ hết trước màn hình máy tính, điện thoại hay tivi. Điều này vô tình khiến việc “quản lý cảm xúc” ở trẻ em bị ảnh hưởng.
Khi trẻ nhỏ phải ở nhà lâu ngày trong dịch Covid-19 cha mẹ người thân nên tổ chức một số trò chơi trong nhà. Như vậy sẽ giúp trẻ có thể giải phóng năng lượng. Đồng thời, giúp trẻ tăng sự tương tác trò chuyện; không cảm thấy nhàm chán, nhàn rỗi ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ. Cha mẹ có thể cho bé học vẽ, học nhảy trong nhà. Hoặc tham gia các câu lạc bộ trên mạng để tìm kiếm niềm vui trong mùa dịch…