Trẻ em cần cung cấp chất đạm bao nhiêu là đủ?

Thiếu đạm là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ em, Khi trẻ bị thiếu đạm thường dẫn đến cơ thể bé bị suy dinh dưỡng. Nhưng khi bạn cho trẻ tiêu thụ quá nhiều đạm cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sức khỏe của bé sau này. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu kỹ về nhu cầu đạm ở trẻ nhỏ theo độ tuổi để bạn xây dựng cho mình được chế độ ăn phù hợp nhất. Tìm hiểu thêm bài viết dưới đây của jshopusa.com nhé!

Chất đạm là gì và có trong loại thực phẩm nào?

Chất đạm (còn gọi là protein) là một trong những chất cơ bản và là thành phần cấu tạo tế bào và các cơ quan bên trong cơ thể.

Con người, đặc biệt là trẻ em cần được bổ sung chất đạm qua những loại thực phẩm sau:

  • Động vật: thịt, tôm, cá, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa (bơ, phomai, sữa chua …).
  • Thực vật: các loại đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành), các loại hạt (hạt điều, óc chó, hạnh nhân, …), bơ thực vật, các loại ngũ cốc nguyên hạt, …

Chất đạm có vai trò như thế nào trong sự phát triển của trẻ?

Chất đạm có vai trò như thế nào trong sự phát triển của trẻ
Đạm còn được gọi là protein – một thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ

Đạm còn được gọi là protein – một thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.

Cụ thể:

  • Đạm tham gia vào việc hình thành, duy trì và thay thế những tế bào lão hóa trong cơ thể.

  • Bên cạnh đó, nó cũng có chức năng như một loại men, nội tiết tốt, kháng thể,…

  • Đạm cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa và cung cấp năng lượng.

  • Chất đạm giúp kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể.

  • Có liên quan đến mọi chức nǎng của cơ thể như hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh,…

Chính vì thế, việc bổ sung chất đạm trong bữa ăn của trẻ là vô cùng cần thiết, đặc biệt đối với những trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm. Chất đạm sẽ giúp trẻ phát triển thể chất và phát triển não bộ một cách tốt nhất.

Biểu hiện trẻ em đang thiếu đạm

  • Trẻ bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

  • Trẻ bị chậm phát triển thể chất, chiều cao, cân nặng

  • Trẻ dễ gặp phải tình trạng thiếu máu.

  • Trẻ bị thiếu sức đề kháng, hệ miễn dịch suy giảm nhanh chóng và tác động xấu đến sự phát triển não bộ của trẻ.

Thừa đạm có thể gây ra những tác hại gì cho sức khỏe trẻ nhỏ?

Chất đạm có nhiều lợi ích đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Mẹ cần cung cấp cân bằng tỷ lệ 4 nhóm thực phẩm chất đạm, chất béo, tinh bột, rau và trái cây,… Trong đó, tinh bột và chất béo sẽ giúp cơ thể được cung cấp thêm năng lượng để dùng đạm xây dựng và tái tạo mô. Nhưng nếu cha mẹ lạm dụng, bổ sung chất đạm cho con quá nhiều, dẫn đến thừa đạm sẽ có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể như sau:

Thừa cân béo phì: Ăn quá nhiều đạm dẫn tới tình trạng cơ thể bị dư thừa lượng calo. Nếu trẻ lười vận động, không chịu tập luyện sẽ khiến cho năng lượng tích tụ dưới dạng mỡ và dẫn tới tình trạng thừa cân, béo phì.

Mẹ cần cung cấp đạm cho trẻ bao nhiêu là đủ?

Ở mỗi lứa tuổi, nhu cầu đạm ở trẻ là khác nhau. Có thể nói rằng, nhu cầu đạm thay đổi theo các giai đoạn phát triển và tăng trưởng của trẻ. Trẻ càng nhỏ thì nhu cầu đạm của trẻ càng cao. Chẳng hạn như: Cần 1,5g/kg/ngày ở trẻ dưới một tuổi và chỉ 0,8g/kg/ngày cho người trưởng thành. Các nhà khoa học cho rằng trong 1.000 ngày đầu đời của trẻ cung cấp đạm một cách thích hợp sẽ ảnh hưởng rất quan trọng đến cả cuộc sống sau này của trẻ.

Mẹ có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung đạm một cách hợp lý nhất cho con.

Những thực phẩm chứa đạm mẹ nên bổ sung

Những thực phẩm chứa đạm mẹ nên bổ sung
Những thực phẩm chứa đạm mẹ nên bổ sung

Trẻ em nên ăn nhiều đạm động vật hơn

Đạm có nguồn gốc từ các loại thực vật như gia súc, gia cầm, các loại thủy hải sản, sữa, trứng,… Đạm có nguồn gốc từ thực vật như một số loại đỗ tương, đỗ đen, đỗ xanh, vừng, lạc,… Trong đó, đạm có nguồn gốc từ thực vật thường có giá trị dinh dưỡng kém hơn so với đạm từ động vật vì thiếu một số axit amin thiết yếu hay có thể xảy ra tình trạng axit amin sắp xếp không cân đối. Chính vì thế, trẻ em nên bổ sung chất đạm từ động vật.

Một số thực phẩm mẹ nên lựa chọn để bổ sung đạm cho con

Nguồn bổ sung đạm dồi dào có thể kể tới như thịt cá, trứng sữa và những loại đậu,… Mỗi thực phẩm lại có những ưu thế dinh dưỡng khác nhau. Cụ thể như sau:

Sữa và trứng

Đây là hai thực phẩm mà nhiều bé vô cùng yêu thích. Không những vậy, trong sữa và trứng còn có rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mẹ nên bổ sung trứng và sữa trong các bữa ăn hàng ngày cho con. Mẹ không nên vì muốn cho trẻ ăn thịt cá sớm mà giảm lượng trứng sữa cho con. Trứng rất tốt để bổ sung đạm và canxi cho trẻ, bên cạnh đó, trứng còn rất giàu vitamin A nên rất tốt cho mắt và sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ.

Thịt

Bổ sung đạm từ các loại thịt là rất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của trẻ. Đây là thực phẩm có chứa nhiều acid amin mà thường rất ít; hoặc không có những loại thực phẩm khác và chứa nhiều sắt. Mẹ nên bổ sung đầy đủ thịt trong bữa ăn hàng ngày của con để tránh tình trạng thiếu máu.

Cá là loại thực phẩm nhiều đạm và giàu omega 3 hay DHA; giúp bé phát triển hệ thần kinh, thị giác rất tốt. Mẹ nên thường xuyên bổ sung loại thực phẩm này trong chế độ ăn của con.

Ngoài ra đậu hũ non cũng có giá trị dinh dưỡng cao mà mẹ có thể cân nhắc để bổ sung cho con.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng; mẹ nên bổ sung cân đối giữa các nguồn đạm từ thịt, các, trứng; sữa và một số loại thực vật có đạm như các loại đậu,… để trẻ được phát triển cân bằng, khỏe mạnh. Việc thừa đạm hay thiếu đạm đều không tốt cho trẻ.

Nếu vẫn còn băn khoăn về vấn đề cung cấp đạm cho trẻ bao nhiêu là đủ; hay những vấn đề dinh dưỡng khác ở trẻ hoặc một số bệnh thường gặp ở trẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *