Khi bị gãy xương hoặc mắc các chấn thương ở chân ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị theo bác sĩ ngoại khoa để giúp xương nhanh liền và các chi nhanh chóng hồi phục thì người bệnh cần phải kiên trì tập luyện kết hợp với các biện pháp vật lý trị liệu. Ngoài ra nên áp dụng một chế độ ăn khoa học, bổ sung các chất cần thiết mới có thể đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn, giúp xương nhanh liền hơn. Sau đây là bài viết về chế độ ăn cho người bị gãy xương ở chân.
Bổ sung thêm các loại chất vi lượng
Để tái tạo được tổ chức xương mới nơi bị gãy, cơ thể có nhu cầu nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, nhưng chủ yếu là các vi chất như canxi, magiê, kẽm, phốt pho, axit folic, vitamin B6, vitamin B12… Canxi và magiê là hai chất quan trọng giúp cho phản ứng sinh hóa tạo nên xương mới. Để cung cấp canxi, cần uống nhiều sữa, ăn cá hồi, vừng, cải bắp. Còn để có nhiều magiê, cần ăn chuối, rau xanh, cá chép, cá trích, cá thu, tôm, sản phẩm chế biến từ sữa, ngũ cốc, bánh mì…
Khi bị gãy xương, ngoài việc tuân thủ điều trị theo bác sĩ ngoại khoa. Bổ sung các chất cần thiết sẽ giúp nhanh hồi phục hơn. Vi chất kẽm có tác dụng thúc đẩy vitamin D hoạt động và tăng hấp thụ canxi. Kẽm có nhiều trong cá biển, hải sản, hạt bí ngô, hạt hướng dương, đậu đỗ, nấm, ngũ cốc… Vi chất phốt pho cũng cần cho nhu cầu tái tạo xương mới; có nhiều trong trứng cá muối, đậu, lòng đỏ trứng, pho mát, bí ngô…
Axit folic và vitamin B6 cũng rất cần cho cấu tạo khung xương. Axit folic có nhiều trong chuối, đậu, rau xanh, cam quýt. Vitamin B6 có nhiều trong chuối, giăm bông, lúa mỳ, khoai tây, tôm, cá hồi, thịt gà. Vitamin B12 rất cần cho sự hoạt động tế bào xương. Vì vậy khi thiếu vitamin B12 có thể gây rối loạn hoạt động tế bào xương; khiến xương bị yếu. Để bổ sung vitamin B12 cho cơ thể, nên ăn thực phẩm chứa nhiều chất này như thịt bò, sữa, cá thu, trứng…
Không nên ăn uống các thực phẩm có chất kích thích
Cũng có những loại thực phẩm gây cản trở cho quá trình tái tạo tổ chức xương mới. Do đó cần tránh sử dụng khi bị gãy xương như rượu; (làm rối loạn hoạt động tế bào xương, khiến xương thoái hóa nhanh hơn), cafein (làm giảm thiểu lượng canxi trong cơ thể. Sự có mặt cafein trong khẩu phần ăn sẽ làm ngăn trở khả năng hấp thu canxi ở ruột).
Muối: Nếu chế độ ăn của bạn có quá nhiều muối có thể khiến lượng canxi trong nước tiểu mất đi nhiều hơn. Muối vẫn có thể tồn tại trong một số loại thực phẩm và đồ uống không có vị mặn. Vì vậy hãy kiểm tra kĩ nhãn hiệu và sử dụng lượng nhỏ, khoảng 1 thìa cà phê (6gam) mỗi ngày.
Ngoài ra, trà đặc, sô cô la, nước ngọt có ga là những thứ không nên sử dụng trong thời gian xương gãy chưa hồi phục. Mặt khác, thức ăn nhiều mỡ cũng làm giảm hấp thụ canxi cho cơ thể. Vì chất béo sẽ kết hợp với canxi tạo nên một dạng chất bọt không hấp thụ và bị thải ra ngoài. Khi bị gãy xương, ngoài việc tuân thủ điều trị theo bác sĩ ngoại khoa. Áp dụng một chế độ ăn khoa học, bổ sung các chất cần thiết sẽ giúp nhanh hồi phục hơn.
>> Xem thêm bài viết khác về Dinh dưỡng vận động