Tháp dinh dưỡng cho trẻ em 1 tuổi khỏe mạnh thông minh

Chúng ta cũng có thể thấy nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em dưới 1 tuổi cao hơn nhiều so với người lớn. Vì vậy để trẻ phát triển một cách toàn diện khỏe mạnh, trong từng giai đoạn thì sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Để nó phù hợp với sự phát triển thể chất và não bộ. Chính vì thế các bậc cha mẹ cần nắm rõ các nhóm chất cần thiết và nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày theo độ tuổi cho trẻ để từ đó có một khẩu phần ăn cân bằng dành cho trẻ đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Bài viết dưới đây của jshopusa là những lưu ý về tháp dinh dưỡng cho trẻ em dưới 1 tuổi, bạn tham khảo nhé!

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1 tuổi

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1 tuổi
Xây dựng một chế độ ăn phù hợp, cân đối giúp bé có đủ năng lượng cho sở thích khám phá

Khi trẻ đủ 1 tuổi, bé đã bắt đầu tập đi, điều này giúp bé dễ dàng khám phá thế giới xung quanh. Trong thời gian này, cơ thể trẻ phát triển rất nhanh về cả chiều cao, cân nặng và trí não. Vào giai đoạn trẻ được 1 tuổi nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày của trẻ có thể được ước tính như sau:

  • 1.000 calo.
  • 700mg canxi.
  • 7mg sắt.
  • 600 IU vitamin D.

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ thì đây là nhu cầu thiết yếu để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển phù hợp với trẻ 1 tuổi. Vào thời gian này, mỗi tháng cân nặng của bé có thể tăng đến 0,2 kg và cao thêm 2cm về chiều cao. Tốc độ chuyển hóa thức ăn của bé tăng cao, bé rất dễ bị đói trong ngày, chính vì thế cha mẹ cần bổ sung thêm các bữa phụ để đảm bảo năng lượng cũng như dinh dưỡng cho bé.

Không chỉ vậy, trẻ em tuổi này thường nghịch ngợm và thích khám phá, cha mẹ nên chú ý để có thể xây dựng một chế độ ăn phù hợp, cân đối giúp bé có đủ năng lượng cho sở thích khám phá.

Nguyên tắc chăm sóc trẻ theo tháp dinh dưỡng

Để đáp ứng cho sự phát triển của trẻ từ 1 đến 6 tuổi, cha mẹ cần chú ý các nhóm chất quan trọng như: chất béo omega 3, đạm, thực phẩm chứa lợi khuẩn, rau củ quả…vì giúp trẻ phát triển não bộ, hệ miễn dịch. Quan trọng nhất là đa dạng hóa nguồn thực phẩm, không nên chỉ tập trung vào một số loại nhất định. Ngoài ra, cũng cần tránh cho trẻ ăn nhiều các món đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, bánh kẹo, nước ngọt vì dễ gây “nghiện”. Những loại thực phẩm này còn có thể làm trẻ no giữa các bữa, chứa chất ngọt tổng hợp, chất béo không tốt và nhiều chất phụ gia khác… không tốt cho sức khỏe của trẻ. Khi xây dựng chế độ ăn hàng ngày cho trẻ, cha mẹ nên thực hiện theo các nguyên tắc sau:

  • Tùy vào độ tuổi để phân bổ nhóm thực phẩm, lượng thức ăn sao cho phù hợp với trẻ.
  • Với trẻ dưới 3 tuổi, nên cho trẻ tập ăn từ những thức ăn dạng lỏng, lượng ít tới dạng đặc, lượng nhiều dần và dần cho bé làm quen với những loại thực phẩm mới.
  • Nên sử dụng lượng dầu mỡ vừa đủ, chỉ dùng đủ lượng để có thể hòa tan các vitamin tan trong dầu mỡ.
  • Nên cho trẻ ăn cá, thịt, tôm…nguyên cái, không nên chỉ cho trẻ ăn nước ninh, hầm.
  • Khuyến khích trẻ ăn nhiều hơn, hứng thú với bữa ăn bằng cách trang trí món thật đẹp mắt, sáng tạo và hương vị hấp dẫn.
  • Lựa chọn thực phẩm an toàn, vệ sinh, đảm bảo chất lượng và luôn rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi đến 3 tuổi

Tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi đến 3 tuổi
Tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi đến 3 tuổi

Khác với tháp dinh dưỡng cho bé ăn dặm hay tháp dinh dưỡng cho bé dưới tuổi. Trẻ 1 tuổi cần nhiều năng lượng và dinh dưỡng hơn hẳn. Về cơ bản, tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi cũng bao gồm những nhóm chính đó là tinh bột, rau xanh; trái cây, sữa, đạm, chất béo, muối đường.

Tuy nhiên, nhu cầu của trẻ 1 tuổi rất khác với người lớn. Hơn nữa trẻ 1 tuổi chưa thể tự ăn tất cả các loại thực phẩm. Nên cha mẹ chỉ có thể bổ sung thêm dưỡng chất; vào những món ăn hàng ngày của con như cháo, bột, mì, cơm,…

Cha mẹ có thể tham khảo chế độ ăn được đề cập dưới đây để áp dụng cho trẻ 1 tuổi.

Chế độ ăn uống thích hợp với bé 1 tuổi

Giai đoạn bé phát triển từ 1 – 2 tuổi là một giai đoạn nhạy cảm. Việc cung cấp dinh dưỡng trong giai đoạn này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ. Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, trẻ 1 tuổi cần có chế độ dinh dưỡng; với ít nhất 3 bữa chính và xen kẽ thêm vào là 3 – 4 cữ bú sữa mẹ.

Sữa

Trong thời gian này, sữa mẹ, sữa tươi gần như vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho trẻ. Ngoài sữa, mẹ có thể cho trẻ tập ăn những loại thức ăn mềm như bún;  phở, mì và tập quen dần với việc ăn cơm.

Lương thực

Bên cạnh sữa, cha mẹ cũng cần tập dần cho bé; ăn các loại thức ăn cung cấp tinh bột ngoài cháo và bột. Có thể cho bé bắt đầu tập ăn với những thức ăn mềm như bún; phở hay mì, nui, bánh mì,…

Rau củ quả

Rau củ quả cũng là một phần dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ. Vào giai đoạn này, ngoài việc cho trẻ ăn cháo, bột có bổ sung rau củ; cha mẹ có thể cho bé tập ăn rau củ luộc mềm và trái cây cắt nhỏ. Hãy chú ý thay đổi nhiều loại rau xanh và trái cây để cung cấp cho trẻ dinh dưỡng đa dạng.

Chất béo, muối, đường

Nhóm chất béo và nhóm muối, đường luôn là những nhóm được nhắc đến cuối cùng; trong tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi. Ở độ tuổi trên dưới 1 tuổi, trẻ không cần quá nhiều dinh dưỡng ở nhóm muối và đường. Cha mẹ có thể gia giảm lượng muối, đường trong bữa ăn của bé sao cho hợp khẩu vị. Và không vượt quá lượng cần thiết.

Về chất béo, cha mẹ không nên hạn chế nhóm này trong thực đơn của trẻ 1 tuổi.. Ngay cả cholesterol và các chất béo khác cũng đều quan trọng; cho sự phát triển của trẻ ở độ tuổi này. Đến khi trẻ được 2 tuổi, lượng chất béo giảm dần trong bữa ăn của trẻ.

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi
Cho trẻ em ăn không thể lúc nào cũng đáp ứng vừa đủ 1000 calo như đã tính toán

Việc cho trẻ em ăn không thể lúc nào cũng đáp ứng vừa đủ 1000 calo như đã tính toán. Bởi thói quen ăn uống của trẻ rất thất thường và khó đoán. Chính vì thế, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau. Để việc xây dựng chế độ dinh dưỡng và cho trẻ ăn được dễ dàng hơn.

Tạo hứng thú cho trẻ mỗi khi đến bữa ăn, không nên tạo áp lực, ép trẻ ăn.

  • Tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi về cơ bản là giống những đối tượng khác; nhưng cha mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ vitamin cho con.
  • Nên sử dụng đủ chất béo trong chế độ dinh dưỡng, không nên quá hạn chế.
  • Không để thức ăn của con quá nóng.
  • Nên hạn chế gia vị như muối, đường, bơ,… Vì chúng sẽ làm mất đi hương vị tự nhiên của món ăn
  • Trẻ 1 tuổi vẫn có nguy cơ bị nghẹn thức ăn. Nên bạn chỉ nên cho bé ăn những thức ăn nhỏ, dễ nhai hoặc đã được nghiền.
  • Tránh cho trẻ ăn các loại hạt, cà chua bi, nho nguyên quả, cà rốt; cả chiếc xúc xích, thịt xiên, kẹo cứng hay bơ đậu phộng vì trả có nguy cơ bị nghẹn.
  • Cần chắc chắn rằng có người giám sát khi trẻ ăn để tránh trẻ bị nghẹn hay bỏ ăn.

Việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện; cả về thể chất và trí tuệ. Hy vọng qua những thông tin mà jshopusa chia sẻ; cha mẹ đã có cơ sở để xây dựng chế độ dinh dưỡng thích hợp cho bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *