Trẻ em ăn cá ngừ có tốt không? Những lợi ích sức khỏe khi ăn cá ngừ

Cá ngừ là một loài cá nước mặn nó được sử dụng phổ biến tại các nhà hàng trên toàn thế giới. Hiện nay có một số loại cá ngừ phổ biến như: Cá ngừ vằn, albacore, yellowfin, bluefin và bigeye… Những loại này có nhiều kích cỡ khác nhau, màu sắc thậm chí mùi vị cũng khác nhau. Vậy bạn có biết trẻ em ăn cá ngừ có tốt cho sức khỏe không? Có lẽ đây là một trong nỗi băn khoăn của nhiều chị em khi lựa chọn thực phẩm hằng ngày cho gia đình đặc biệt là những gia đình có thêm trẻ sơ sinh. Bài viết dưới đây của jshopusa những thông tin sức khỏe về loại cá ngư này nhé!

Trong cá ngừ có những thành phần dinh dưỡng nào?

Cá ngừ là loại hải sản chứa hàm lượng protein cao nhưng ít chất béo và calo, vì thế các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá đây là loại thực phẩm lành mạnh. Đặc biệt các nước gần biển và có nền ẩm thực hải sản phát triển thì món ăn từ cá ngừ là không thể thiếu. Với những ai muốn giảm cân, duy trì vóc dáng thì cá ngừ cũng là thực phẩm phù hợp.

Hơn nữa, thịt cá ngừ có vị rất dễ ăn, được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau được nhiều lứa tuổi yêu thích. Các dinh dưỡng tiêu biểu mà loại cá này cung cấp cho cơ thể bao gồm: canxi, Kali, selen, sắt, carbohydrate, phosphor,…

Dinh dưỡng này không những tốt cho sức khỏe mà còn giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hạn chế nguy cơ ung thư, cải thiện trí nhớ,…

Trẻ em ăn cá ngừ có tốt không?

Trẻ em ăn cá ngừ có tốt không?
Chuyên gia sức khỏe khuyến cáo trẻ nhỏ nên hạn chế ăn cá ngừ và các món ăn được chế biến từ loại cá này

Mặc dù chứa hàm lượng dinh dưỡng cao song các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo trẻ nhỏ nên hạn chế ăn cá ngừ và các món ăn được chế biến từ loại cá này. Nguyên nhân là do trẻ nhỏ là đối tượng đặc biệt, cơ thể nhạy cảm với các độc tố và yếu tố tác động khác, ăn cá ngừ khi quá nhỏ sẽ gây những nguy cơ sau:

Dị ứng

Cá ngừ chứa hàm lượng protein cao, có 1 vài chất có thể kích ứng phản ứng dị ứng ở 1 số người, đặc biệt là trẻ nhỏ có cơ địa nhạy cảm. Ở những trẻ này, dị ứng với cá ngừ có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Với trẻ có thể bắt đầu ăn cá ngừ, cha mẹ nên cho trẻ ăn với lượng nhỏ để theo dõi phản ứng dị ứng của cơ thể. Nếu có dấu hiệu dị ứng với cá ngừ như mẩn ngứa, ngứa ngáy,… thì nên ngừng cho trẻ ăn.

Nhiễm thủy ngân

Cá ngừ là loại cá sống ở lớp biển sâu, do đó có khả năng nhiễm và chứa hàm lượng thủy ngân cao trong thịt. Do đó, nếu ăn cá ngừ, cơ thể người cũng đồng thời bị nhiễm thủy ngân, trẻ nhỏ có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thần kinh và trí não. Đây là nguyên nhân chính khiến cá ngừ không phù hợp với trẻ nhỏ.

Vậy độ tuổi nào trẻ có thể bắt đầu ăn cá ngừ mà không phải lo lắng đến những ảnh hưởng như trên? Các chuyên gia cho biết, trẻ có thể bắt đầu ăn cá ngừ với lượng nhỏ kết hợp trong thực phẩm ăn dặm khi đủ từ 6 tháng tuổi trở đi. Trẻ lớn hơn có thể ăn nhiều hơn nhưng lưu ý không nên ăn quá 3 lần mỗi tuần. Để đảm bảo hơn, cha mẹ có thể đợi trẻ hơn 1 tuổi, cơ thể cứng cáp để có thể ăn loại thực phẩm dinh dưỡng này.

Để theo dõi phản ứng cho trẻ, cha mẹ nên chế biến cá ngừ. Cũng như các loại hải sản khác bằng cách xé nhỏ hoặc xay nhỏ; trộn lẫn với phần ăn khác cho con.

Một số lưu ý khi cho trẻ ăn cá ngừ

Khi trẻ nhỏ bắt đầu ăn cá ngừ, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau để ngăn ngừa dị ứng cũng như hạn chế nguy cơ nhiễm độc thủy ngân cho con:

Địa điểm bán uy tín

Cá ngừ được bán rất phổ biến từ nhiều nguồn khác nhau. Nơi khai thác có thể ảnh hưởng đến hàm lượng thủy ngân trong thịt cá. Do đó, cha mẹ nên lưu ý mua cá ở những địa điểm uy tín, tươi ngon; có tem mác cẩn thận, nếu có chứng nhận hàm lượng thủy ngân đạt tiêu chuẩn là tốt nhất. Nhiều cha mẹ lựa chọn mua cá ngừ tại chờ hoặc ngư dân thường đánh bắt. Tuy đảm bảo tươi sống nhưng dinh dưỡng và hàm lượng thủy ngân lại không đảm bảo.

Đây là điều lưu ý quan trọng để bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ.

Không nên cho trẻ ăn quá nhiều

Không nên cho trẻ ăn quá nhiều cá ngừ
Cá ngừ không đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ nhỏ

Dù chứa hàm lượng dinh dưỡng tốt; song cá ngừ không đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Hơn nữa ăn quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Cha mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn vừa đủ; bổ sung lượng nhỏ cùng với các loại món ăn khác; kết hợp với rau củ quả để đa dạng dinh dưỡng.

Tần suất ăn cá ngừ phù hợp cho trẻ là không nhiều hơn 3 lần/tuần.

Loại bỏ chất độc khi chế biến

Trong thịt cá ngừ có chứa histamin và enzyme; đây được coi là độc chất không nên ăn và không tốt với sức khỏe con người. Để loại bỏ những chất này. Khi chế biến cần chẻ đôi con cá theo đường xương, sau đó cắt khúc khoảng 10cm.

Các phần cá được ướp với gừng tươi, trung bình 1kg cá ướp với 50g gừng tươi là phù hợp. Gừng tươi vừa khử mùi tanh của cá để trẻ dễ ăn hơn; vừa giúp tiêu độc và trẻ ăn vào sẽ không bị dị ứng hay nhiễm độc.

Không cố cho trẻ ăn nếu bị dị ứng

Cơ địa của mỗi người là khác nhau; và có nguy cơ dị ứng với các loại thực phẩm khác nhau. Trong đó cá ngừ là loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Nếu trong gia đình có thành viên bị dị ứng với cá ngừ, tốt nhất không nên cho trẻ ăn.

Nếu muốn tập cho trẻ ăn cá ngừ, cha mẹ cần chế biến lượng nhỏ; cho trẻ ăn thử và theo dõi phản ứng. Phản ứng dị ứng sẽ rất nghiêm trọng nếu trẻ ăn nhiều cá ngừ. Nếu trẻ gặp phải tình trạng này nên đưa đi cấp cứu càng sớm càng tốt. Không cho trẻ tiếp xúc lại với cá ngừ nếu từng có tiền sử dị ứng.

Những lưu ý khi ăn cá ngừ để tránh ngộ độc

Có rất nhiều người băn khoăn ăn cá ngừ sống có tốt không hay ăn cá ngừ đóng hộp có tốt không? Cá ngừ là thực phẩm có nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, tuy nhiên cần ăn với lượng hợp lý và lựa chọn nơi uy tín và tin cậy mua cá để đảm bảo an toàn. Khi ăn cá ngừ, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Không nên ăn quá nhiều, mỗi tuần ăn khoảng 200-300g là tốt, bên cạnh đó, bạn cần kết hợp với nhiều thực phẩm khác để bổ sung đầy đủ chất cho cơ thể.
  • Khi mua cá ngừ, bạn cần chọn cá tươi, ngon, tránh mua những con cá đã ươn vì trong cá ươn có chất Histidine là chất có khả năng gây ngộ độc cao, rất nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên hoặc hạn chế ăn cá ngừ. Vì thủy ngân có thể làm suy giảm sức khỏe bà bầu; ảnh hưởng não bộ, làm thai nhi chậm phát triển… Nếu muốn ăn cá ngừ, bà bầu không ăn quá 170g cá ngừ trong 1 tuần. Bên cạnh đó, phụ nữ đang cho con bú cũng nên hạn chế ăn cá ngừ; để tốt cho sức khỏe của bé và mẹ hơn.

Trẻ em ăn cá ngừ có tốt không còn tùy thuộc vào tần suất cũng như độ tuổi ăn. Tốt nhất cha mẹ hãy cho trẻ ăn cá ngừ; khi trẻ được trên 1 tuổi và 1 tuần ăn không quá 3 lần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *