Dấu hiệu nhận biết bé đã sẵn sàng ăn dặm – Những nguyên tắc cơ bản mẹ cần biết

Hầu hết các bậc cha mẹ cho rằng trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nên được cung cấp sữa mẹ hoàn toàn. Sau khi bé được 6 tháng tuổi, bé có thể dần quen với việc bổ sung dinh dưỡng ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, đôi khi thời điểm trẻ sẵn sàng để ăn dặm có thể sớm hoặc muộn hơn mốc tuổi này. Vậy, những dấu hiệu nào cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm? Nếu vẫn chưa biết thời điểm nên cho bé ăn bổ sung, mẹ hãy tham khảo bài viết này. Chúng tôi sẽ nêu ra những dấu hiệu nhận biết bé đã sẵn sàng ăn dặm và nguyên tắc khi cho bé ăn dặm.

Những dấu hiệu nhận biết bé sẵn sàng ăn dặm

Bé chỉ sẵn sàng ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi

Bé chỉ sẵn sàng ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi
Bé chỉ sẵn sàng ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm tốt nhất để cho bé ăn dặm là khi bé đã đủ 6 tháng tuổi, hoặc ít nhất đủ 5.5 tháng tuổi. Vì khi cho bé ăn dặm quá sớm từ khi 4 tháng tuổi thì bé dễ bị nôn trớ, đi ngoài phân sống, đau bụng… Thậm chí có nguy cơ thiếu một số vi chất quan trọng. Do đường tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện đầy đủ… Tuy nhiên, khi trẻ được hơn 7 tháng tuổi mới ăn dặm thì trẻ thường bị rối loạn cấu trúc thức ăn; sinh ra biếng ăn, thiếu dưỡng chất cũng khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

Bé đã có thể ngồi vững

Bé ngồi vững rất có ý nghĩa đối với việc ăn dặm của bé. Vì khi bé ngồi vững, mẹ sẽ yên tâm hơn cho bé ăn dặm. Không phải quá lo lắng về nguy cơ sặc hóc khi cho bé ăn. Vậy, khi bé có thể ngồi vững không cần hoặc cần ít sự trợ giúp và có thể giữ thẳng đầu thì mẹ có thể thấy đây là dấu hiệu bé muốn ăn dặm.

Thái độ hợp tác khi được đút thức ăn và muốn nếm thử mọi thứ

Khi bạn đưa thức ăn đến gần thì bé há miệng, sẵn sàng chờ đón với thái độ hợp tác. Cứ khi nào có cơ hội tiếp xúc với đồ ăn là dường như muốn đưa tay với lấy thức ăn mà bạn đang cầm. Hơn nữa còn muốn đưa bỏ vào miệng với sự hứng khởi.

Khi bé gặm đồ chơi, hay bất cứ đồ vật gì có trong tay. Bé có vẻ như đang “nhai” chúng. Hoặc, trẻ cũng có phản xạ nhai tóp tép, khi nhìn ai đó ăn.

Thái độ hợp tác khi được đút thức ăn và muốn nếm thử mọi thứ
Bé có thái độ hợp tác khi được đút thức ăn và muốn nếm thử mọi thứ

Đêm ngủ không yên, ngày chơi không ngoan

Thường thì nhu cầu ăn đêm của bé chỉ kéo dài đến 3 tháng tuổi. Sau đó thì trẻ hầu như không thức đêm, hay đòi ăn đêm. Nhưng đến tháng thứ 6, bỗng mẹ lại thấy thấy trẻ có biểu hiện trằn trọc, khó ngủ yên về đêm, mà lại đòi bú mẹ. Sự thay đổi này cũng là một dấu hiệu mẹ cần để ý. Vì rất có thể ban ngày, bé ăn không đủ no nên ban đêm khó ngủ. Đây là dấu hiệu bé muốn ăn dặm.

Sau mỗi cữ bú trẻ vẫn khó chịu, quấy khóc và chỉ nín khi được cho bú thêm. Có vẻ, bé không muốn đợi đến lần bú kế tiếp và trở nên cáu kỉnh hoặc mút tay. Điều này chứng tỏ trẻ đã có nhu cầu khẩu phần cao hơn; cần bổ sung thêm dinh dưỡng để đảm bảo trẻ đủ no và no lâu hơn. Bé đã sẵn sàng ăn dặm một bữa/ngày.

Những nguyên tắc mẹ cần biết khi cho bé ăn dặm

Ăn dặm hay còn gọi là ăn bổ sung là cho bé ăn những thức ăn khác ngoài sữa mẹ để tăng cường dinh dưỡng. Tuy nhiên, có không ít bé trở nên biếng ăn, dẫn đến sụt cân; phát triển không tốt như khi còn trong giai đoạn bú mẹ. Đây là những nguyên tắc cơ bản khi cho bé ăn dặm, mẹ ghi nhớ nhé:

Không ăn dặm trước 4 tháng tuổi và phải kết thúc ở tháng thứ 24

Những nguyên tắc mẹ cần biết khi cho bé ăn dặm
Mẹ không nên cho bé ăn dặm trước 4 tháng tuổi và phải kết thúc ở tháng thứ 24

Theo chuyên gia dinh dưỡng, bé nên bắt đầu giai đoạn ăn dặm từ khoảng 6 tháng tuổi và kết thúc ở tháng thứ 24. Mẹ tuyệt đối không cho bé ăn dặm từ trước 4 tháng tuổi nhé. Vì có thể làm tăng nguy cơ sặc thức ăn, gây ngạt. Hơn nữa, hệ men tiêu hóa của bé lúc này chưa đầy đủ. Bé không thể tiêu hóa được các thức ăn dặm. Cũng không cho trẻ ăn dặm quá muộn sau 6 tháng tuổi. Vì có thể làm giảm sự phát triển của bé do thiếu hụt năng lượng và các dưỡng chất cần thiết. Sau 24 tháng tuổi, mẹ nên kết thúc giai đoạn ăn dặm cho bé để bé rèn luyện khả năng nhai, giúp bé dễ hòa nhập hơn ở trường lớp.

Cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc

Để bé làm quen với những thức ăn mới, mẹ nên cho bé ăn bắt đầu từ lượng thức ăn nhỏ rồi tăng dần khẩu phần. Thức ăn đặc cung cấp nhiều năng lượng, dinh dưỡng hơn thức ăn loãng. Do đó, cũng theo nguyên tắc từ ít đến nhiều, mẹ hãy tập cho bé ăn bột ăn dặm từ loãng đến đặc.

Cho bé ăn từ thực phẩm thực vật đến động vật

Hệ tiêu hóa non nớt của bé chưa có khả năng tiêu hóa quá nhiều chất đạm từ động vật đâu mẹ nhé. Ở giai đoạn tập ăn dặm, mẹ chỉ nên chế biến thức ăn dặm hoàn toàn từ thực vật. Từ 7 tháng tuổi, mẹ có thể bổ sung đạm động vật bằng cách cho bé ăn thịt với lượng khoảng 1 thìa canh/bữa.

Cho bé ăn từ ngọt đến mặn

Mẹ cho bé ăn dặm theo nguyên tắc từ ngọt đến mặn. Mẹ nên cho bé bắt đầu ăn dặm bằng các loại bột ngọt như bột gạo, bột yến mạch,… nấu cùng rau, củ, quả và không nêm gia vị. Mẹ cần lưu ý: không thêm mắm, muối vào đồ ăn dặm cho bé. Vì sẽ khiến thận của bé hoạt động quá sức. Chỉ cho bé thử một loại thực phẩm mỗi lần, trong 3 – 5 ngày. Đây là cách để bé làm quen mới từng mùi vị thực phẩm mới. Hơn nữa, dễ phát hiện xem bé có bị dị ứng với thực phẩm đó hay không.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *