Những nguyên tắc bảo vệ trẻ an toàn bố mẹ nên dạy con

Có một sự thật rằng trong cuộc sống xã hội phức tạp như hiện nay, thì bất cứ trẻ em nào cũng có thể rơi vào nguy hiểm nếu bố mẹ không để ý đến con trẻ. Tuy nhiên không có bậc phụ huynh nào có thể bên cạnh con mình bất kể ngày hay đêm. Chính vì thế để có thể giúp hạn chế những rủi ro và nguy hiểm cho con. Bố mẹ hãy dạy cho trẻ những nguyên tắc bảo vệ trong cuộc sống càng sớm càng tốt. Điều này không chỉ giúp tăng độ an toàn cho con. Đồng thời còn giúp trẻ hiểu rõ hơn về những yếu tố tiêu cực trong cuộc sống.

Nguyên tắc bảo vệ trẻ khi phát hiện người lạ đột nhập nhà

Nếu nhận thấy kẻ đột nhập có ý định sát hại (lao vào đâm, bóp cổ…), nhanh chóng di chuyển, né tránh. Thậm chí cầm ném bất kỳ vật dụng nào trong phòng vào hắn. Đồng thời trẻ đừng nên vội chạy ra cửa. Hãy dạy con nếu có người là đang cố gắng đột nhập vào nhà. Hãy gọi cho cha mẹ trước khi gọi cho 113. Cuộc trò chuyện với dịch vụ khẩn сấр có thể kết thúc đột ngột. Nếu có người đột nhập vào nhà thành công. Nhưng ít ra trong thời gian nàу cha mẹ có thể gọi và cảnh báo hàng xóm.

Nguyên tắc bảo vệ trẻ khi phát hiện người lạ đột nhập nhà
Nguyên tắc bảo vệ trẻ khi phát hiện người lạ đột nhập nhà

Nguyên tắc bảo vệ: Ghi nhớ thông tin gia đình

Khi con còn nhỏ, cha mẹ cần dạy con nhớ rõ thông tin liên lạc của gia đình để con có thể ứng khó trong những trường hợp khẩn cấp. Chẳng hạn như khi bị lạc. Có thể giúp trẻ ghi nhớ bằng cách nhắc đi nhắc lại số điện thoại của cha mẹ, địa chỉ nhà. Cha mẹ không nên viết tên trẻ lên các vật dụng cá nhân của trẻ. Vì kẻ xấu có thể tiếp cận những thông tin này. Khi kẻ xấu nắm được thông tin của trẻ sẽ dễ dàng chiếm được lòng tin của trẻ. Nếu như vậy thì rất nguy hiểm.

Nguyên tắc bảo vệ trẻ khi có người lạ đi theo

Trẻ em không bao giờ được phép đi với người lạ mặt, không quen biết. Dù họ có nói là bạn bè của bố mẹ các em và không nhận bất cứ đồ vật gì của người lạ. Nếu một người lớn không quen biết nhờ trẻ giúp đỡ, bạn nên dặn con không trực tiếp đồng ý mà hãy gọi người lớn khác đến giúp. Nếu gặp nhóm người say hoặc những người ồn ào, tốt nhất là trẻ nên đi sang đường khác, tránh xung đột trực tiếp. Nếu một người lạ mặt tóm lấy trẻ, các em phải hét to lên rằng: “Đó không phải bố/mẹ của cháu”.

Nếu trẻ đang đi trên đường một mình mà có cảm giác như đang bị ai đó bám đuôi. Trong tình huống này cha mẹ hãy dạy trẻ đi vào siêu thị, tiệm làm tóc hay bất cứ nơi nào khác đông người và gọi ngay về nhà.

Nguyên tắc bảo vệ: Luôn giữ khoảng cách với người lạ

Từ khi con còn nhỏ cha mẹ nên dạy con nguyên tắc không trò chuyện với người lạ. Nếu có, cuộc trò chuyện kéo dài không quá 5-7 giây và không nhìn thẳng mắt của người đối diện. Trong khi cuộc trò chuyện diễn ra, trẻ nên đứng cách người lạ khoảng 2m. Nhất định trẻ phải luôn duy trì khoảng cách này. Nếu người lạ cố gắng tiến lại gần, trẻ phải lùi lại để đảm bảo an toàn. Tốt nhất hãy dạy trẻ rời đi chỗ khác và tìm tới một nơi an toàn có các nhân viên bảo vệ; cảnh sát giao thông… khi người lạ cố gắng tiếp cận.

Nguyên tắc bảo vệ: Luôn giữ khoảng cách với người lạ
Nguyên tắc bảo vệ trẻ luôn biết giữ khoảng cách với người lạ

Nguyên tắc bảo vệ: Nói không với người lạ

Hãy dạy con  trong bất kỳ hoàn cảnh nào không bao giờ được đi theo người lạ. Hãy dạy con rằng nếu có ai đó nói “Bố mẹ cháu nhờ cô đưa cháu đến chỗ mẹ ngay lập tức”,“Đi theo cô/chú. Cô/chú sẽ dẫn cháu đến chỗ bố mẹ”. Hay một câu đại loại là muốn đưa con đi nơi khác thì con hãy hỏi ngay “Tên bố mẹ cháu là gì? Công tác ở đâu?”. Đồng thời dặn trẻ tuyệt đối không được đi theo người lạ.

Trong trường hợp người lạ bắt được con thì hãy ngay lập tức cắn; đá, cào, cấu và cố gắng thu hút sự chú ý của những người xung quanh bằng cách hét thật to: “Cháu không quen cô/chú này. Cô/chú đang muốn bắt cháu đi. Hãy cứu cháu”… để nhận được sự giúp đỡ của mọi người.

Trẻ nhỏ là đối tượng luôn cần được bảo vệ. Chính vì vậy các bậc phụ huynh có thể bảo vệ con bằng cách dạy trẻ em nắm được những quy tắc an toàn như trên!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *