Top 3 kiểu phụ huynh dễ khiến con mắc bệnh trầm cảm

Theo nhiều nghiên cứu tâm lý cho thấy bệnh trầm cảm đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Bệnh lý này không chỉ xuất hiện ở những người lớn mà ngay cả trẻ em cũng rất dễ mắc phải. Tuy nhiên qua khảo sát cho thấy nguyên nhân trẻ lo âu, buồn phiền chủ yếu là đều do các bậc phụ huynh đem lại. Quả là vấn đề đáng buồn trong đời sống gia đình hiện đại. Vậy vì sao bố mẹ lại khiến con mình rơi vào tình trạng này? Hãy cùng tham khảo những kiểu phụ huynh dễ khiến con bị trầm cảm trong bài viết sau.

Tình trạng trầm cảm ở độ tuổi dưới 18

Các nhà nghiên cứu tin rằng cứ 5 thanh thiếu niên dưới 18 tuổi thì có một kẻ phải trải qua trầm cảm; và cứ 100 thanh thiếu niên thì có 4 – 8 em đang bị trầm cảm nặng, có thể dẫn đến tự tử. Người lớn coi việc buồn bã, thậm chí trầm cảm này ở thiếu niên là một thứ vẩn vơ, trầm trọng hóa. Theo các chuyên gia, trong khi chỉ cần giúp người trẻ vượt qua một lần trầm cảm thì có thể ngăn nó quay lại trong tương lai. Đáng buồn thay, ít phụ huynh nào chịu bỏ thời gian quan tâm cho đúng mức. Những kiểu cha mẹ dưới đây nên thay đổi tâm tính của mình. Họ không nên gây áp lực cho con cái. Vì từ đó dễ khiến trẻ dễ mắc phải bệnh trầm cảm.

Top 3 kiểu phụ huynh dễ khiến con mắc bệnh trầm cảm
Trẻ em ngày càng dễ mắc bệnh trầm cảm

Bố mẹ như thế nào sẽ khiến con mắc bệnh trầm cảm?

Bố mẹ ép buộc con tuân theo sự chỉ đạo

Những ông bố, bà mẹ vì luôn mong muốn con mình trở thành người tài giỏi, xuất chúng hơn người. Bởi khi cha mẹ đã ép buộc con phải tuân theo răm rắp theo sự chỉ đạo của mình. Những kiểu cha mẹ này thường thích đưa ra thời gian biểu để con học hoặc tập luyện theo ý thích của mình chính xác từng phút, từng giờ.

Chính sự nghiêm khắc này sẽ khiến đứa trẻ vì sợ hãi mà làm theo, không cự cãi, cũng không tỏ thái độ khó chịu. Và lâu dần, những đứa trẻ đó có thể thu mình lại và ít có bạn bè, khó hòa nhập với bạn bè xung quanh. Những đứa trẻ này vì muốn làm hài lòng bố mẹ, đứa trẻ đó sẽ có xu hướng muốn làm hài lòng người khác. Ngay cả khi bản thân chúng cảm thấy không vui. Bé thường xuyên phải đè nén cảm xúc khiến trẻ không còn thấy hạnh phúc và trở nên trầm cảm.

Phụ huynh không quan tâm tới cảm xúc của con

Rất nhiều bậc phụ huynh vì muốn rèn luyện cho con mạnh mẽ hơn mà đã vô tình làm tổn hại đến cảm xúc của con của mình. Khi trẻ muốn khóc các bậc cha mẹ thường dạy con mạnh mẽ. Vì thế họ sẽ không cho bé khóc. Khi bé buồn thì cha mẹ cho rằng chuyện không có gì đáng để phải buồn. Chính việc cha mẹ thường xuyên không quan tâm tới cảm xúc của con. Cho nên lâu ngày bé dễ bị khép mình lại, trở nên trầm cảm. Chính vì thế cha mẹ nên thường xuyên quan tâm tới cảm xúc của bé. Bởi trẻ nhỏ không thể mạnh mẽ như người lớn.

Bố mẹ không quan tâm cảm xúc của con dễ khiến trẻ mắc bệnh trầm cảm
Phụ huynh hay la mắng và không quan tâm tới cảm xúc của con

Bố mẹ thường hay xúc phạm con

Nhiều bậc cha mẹ vì muốn con mình tốt hơn. Cho nên có thói quen so sánh con mình với người khác. Chính việc này đã xúc phạm con. Đặc biệt là xúc phạm chúng trước mặt người khác. Đây chính là cách mà các bậc phụ huynh đang làm cho lòng tự trọng của con bị suy giảm. Dù con bạn đã rất cố gắng. Nhưng sự cố gắng đó cũng không bằng con người khác. Vì vậy nhiều bậc cha mẹ vẫn luôn phớt lờ sự cố gắng của con khiến cho bé buồn phiền.

Những đứa trẻ bị bố mẹ thường xuyên xúc phạm, so sánh hoặc phớt lờ sự cố gắng của mình sẽ dễ rơi vào buồn chán. Chúng không muốn chia sẻ với cha mẹ điều gì nữa. Từ đó chúng dễ trở nên lầm lì trầm cảm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *