Top 6 thói quen tốt bố mẹ nên dạy cho con từ khi còn bé

Theo các chuyên gia về phát triển nhận thức khuyến cáo: Trẻ em vốn như một tờ giấy trắng. Chính vì thế không có một đứa trẻ nào hư hay tốt ngay từ khi sinh ra. Tính cách của trẻ phần lớn là do cách dạy dỗ của các bậc phụ huynh. Cho nên việc nuôi dạy con cái luôn là cả quá trình khó khăn. Nếu các bậc phụ huynh muốn con mình trưởng thành sẽ trở thành những người tài giỏi, thì bố mẹ hãy nên tập cho trẻ 6 thói quen tốt sau đây ngay từ khi còn bé. Điều này sẽ trở thành nền tảng vững chắc cho trẻ phát triển tốt về nhân cách.

Vì sao bố mẹ nên dạy thói quen tốt cho trẻ?

Thói quen sống lành mạnh, hay giờ giấc quy củ cần được bố mẹ tạo cho con từ nhỏ. Nếu thói quen tốt, sẽ có ích cho con cả đời. “Dạy con từ thủa còn thơ” là lời khuyên nhủ, nhắc nhở của các bậc tiền bối đối với những người làm cha, mẹ trong cách nuôi dạy con cái. Dạy con những thói quen khi còn nhỏ: cách ứng xử, sinh hoạt điều độ, ăn uống khoa học… không chỉ góp phần định hình tính cách, nhịp sinh học trong cơ thể của trẻ mà còn là nền tảng cơ bản để trẻ phát triển tốt trí tuệ và thể lực sau này. Vậy, cha mẹ cần dạy cho trẻ những thói quen nào?

Những thói quen tốt bố mẹ nên dạy cho con cái

Bố mẹ thường đặt nhiều kỳ vọng vào con cái của mình. Nếu muốn con thành công hãy rèn luyện cho con 6 thói quen tốt này càng sớm càng tốt.

Sự tập trung và ngăn nắp

Sau khi chơi xong trẻ cần đặt đồ chơi vào đúng vị trí cũ, tự mình sắp xếp sách vở, dọn dẹp bàn học, phòng ngủ. Việc này rèn cho con năng lực quan sát, tính kỷ luật đồng thời giúp con điều chỉnh lại những cảm xúc tiêu cực trong lòng. Nghiên cứu của đại học Harvard cho thấy đứa trẻ có bàn học gọn gàng, sạch sẽ thì thành tích học tập cũng rất tốt, tính cách lại cởi mở, làm việc gì cũng kiên trì và tập trung hơn.

Những thói quen tốt bố mẹ nên dạy cho con cái 
Mẹ nên dạy con thói quen tập trung và ngăn nắp

Khả năng ngôn ngữ

Đọc sách chính là một trong những việc nâng cao khả năng ngôn ngữ. Trẻ đọc nhiều sách sẽ bồi dưỡng khả năng cảm thụ ngôn ngữ cho bản thân, bồi dưỡng tốt chất cho bản thân chính là con đường ngắn nhất để hướng tới sự thành công. Thêm nữa, những đứa trẻ thích đọc sách thì suy nghĩ của chúng cũng phong phú đa dạng, trưởng thành hơn, tránh được tư tưởng phiến diện, có chính kiến của riêng mình.

Tuân thủ thời gian

Nuôi dạy tích cực là giúp con phát triển tính tự giác, tuân thủ quy tắc. Những người biết trân trọng thời gian là những người có trách nhiệm, có kỷ luật khiến người khác cảm thấy đáng tin tưởng, dựa dẫm vào. Vì vậy, cha mẹ hãy giúp trẻ nhỏ trở thành người được người khác tin tưởng.

Tôn trọng người khác

Khi con có hành vi thiếu tôn trọng người lớn, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân. Sau đó giải thích sai lầm cho con hoặc áp dụng kỷ luật tích cực thay cho đòn roi. Trẻ cần được học về sự tôn trọng. Đó là tôn trọng tính mạng, tôn trọng người khác, tôn trọng mạng sống của mình. Nếu đứa trẻ không biết tôn trọng người khác. Dù sau này có giỏi tới đâu cũng bị người khác xem thường, khó mà tồn tại được trong xã hội.

Dạy trẻ những thói quen tốt để hình thành nhân cách sau này
Bố mẹ nên dạy cho con thói quen tôn trọng người khác

Luyện tập thể dục thể thao

Chỉ lúc ốm đau, bệnh tật mới thấy có sức khỏe là có tất cả. Chỉ những đứa trẻ có cơ thể khỏe mạnh mới có thể học tập tốt hơn. Bên cạnh đó, việc vận động cũng giúp trẻ thư giãn, rèn luyện tư duy, sự nhẫn nại. Nhà văn Murakami Haruki (Nhật Bản) cũng từng nói: “Những điều tạo ra trong lúc vận động khó có thể nhìn thấy bằng mắt. Nhưng có thể cảm nhận được bằng tâm hôn”.

Năng lực tự kiềm chế

Đây là đức tính khó có được nhất. Sự nhiệt tình là độc lực thúc đẩy bạn hành động. Còn năng lực tự kiềm chế là thứ dẫn dắt bạn nên hành động theo phương hướng nào. Nếu như trẻ nhỏ có khả năng tự kiềm chế và tính kỷ luật thì sau này sẽ dễ làm nên chuyện lớn trong cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *